Trên thị trường xe máy hiện nay việc trang bị công nghệ ABS trên xe máy được rất nhiều yêu thích và lựa chọn. Vì đây là công nghệ có thể giữ an toàn cho người lái xe và giúp xe hoạt động tốt hơn. Cụ thể phanh ABS là gì? Hoạt động ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.
Phanh ABS trên xe máy (Anti-lock Braking System) là hệ thống ngăn chặn tình trạng bó cứng bánh xe và tăng độ ổn định. Về bản chất, xe máy kém ổn định hơn xe bốn bánh. Chính vì vậy nếu bạn phanh quá mạnh có thể làm xe máy mất ổn định và dẫn đến hiện tượng khóa bánh trước hoặc bánh sau, khiến xe bị lật hoặc trượt và ngã. Ngoài ra, việc không phanh đủ mạnh có thể khiến người lái không tránh được va chạm. Hệ thống phanh ABS trên xe máy được nghiên cứu và phát minh bởi Gabriel Voisin vào năm 1920. Đến năm 1988, ABS lần đầu tiên được trang bị trên xe máy, hệ thống phanh này đã trải qua nhiều lần cải tiến và được nâng cấp để dần hoàn thiện hơn.
Công nghệ này thường sẽ được sử dụng trên nhiều loại phương tiện, bao gồm xe máy, ô tô, xe tải và xe buýt. Tuy nhiên, các hệ thống cụ thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại xe.
Hệ thống chống bó cứng có khả năng ngăn bánh xe của bạn bị bó cứng 10 lần mỗi giây, đảm bảo xe của bạn được bảo vệ liên tục.
Phanh ABS hoạt động để ngăn bánh xe hoặc các bánh xe của xe máy bị bó cứng trong khi phanh. Cụ thể phanh ABS sử dụng cảm biến tốc độ trên cả hai bánh để xác định chính xác tốc độ bánh cũng như cảm biến để xác định khi nào bánh sắp bị bó cứng. Hệ thống chống bó cứng có khả năng ngăn bánh xe của bạn bị bó cứng 10 lần mỗi giây, đảm bảo xe của bạn được bảo vệ liên tục. Những cảm biến này được kết hợp với một bánh răng kim loại, được gọi là vòng âm hoặc bánh xe âm, có thể tạo ra tín hiệu điện.
Tín hiệu này sẽ được gửi đến thiết bị ABS được lắp trên xe của bạn, thiết bị này sẽ giải thích tới 100 tín hiệu mỗi giây để hiểu tốc độ của xe máy. Nếu thiết bị đo các xung tín hiệu giảm đáng kể, nó sẽ xác định rằng các bánh xe sắp bị bó cứng đặc biệt nếu các xung gần như bằng 0. Khi điều này xảy ra, hệ thống sẽ điều chỉnh áp suất phanh trên kẹp phanh, giúp bánh xe tiếp tục quay.
Điều này, cho thấy phanh ABS điều chỉnh áp suất phanh phù hợp để ngăn bánh xe bị bó cứng và hỗ trợ duy trì sự ổn định của xe. Hiện nay, xe máy có công nghệ ABS đã được chứng minh là ít gây ra va chạm trên đường hơn.
Hầu hết các nhà sản xuất xe máy lớn hiện nay đều cung cấp xe máy có ABS dưới dạng trang bị tiêu chuẩn hoặc tùy chọn. Có thể nói phanh ABS là một công nghệ khá nổi bật với nhiều ưu điểm vượt trội như:
Mặc dù vậy nhưng phanh ABS có thể không phù hợp với điều kiện lái xe địa hình. Nếu bạn định sử dụng một chiếc mô tô địa hình được trang bị ABS, bạn có thể bật và tắt ABS theo yêu cầu.
Hệ thống phanh ABS (Anti-lock Braking System) trên xe máy được cấu tạo từ bốn bộ phận chính, và mỗi bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất phanh và đảm bảo an toàn khi phanh gấp trên xe máy. Cụ thể cấu tạo phanh ABS xe máy gồm các bộ phận chính như sau:
Cảm biến tốc độ được đặt trên mỗi bánh xe của xe máy và có nhiệm vụ đo tốc độ quay của bánh xe. Thông qua việc theo dõi tốc độ quay, cảm biến này có khả năng phát hiện sự trượt hoặc mất độ bám của bánh xe. Nó gửi tín hiệu về bộ điều khiển để bắt đầu quá trình điều chỉnh lực phanh. Cảm biến này thường được lắp đặt trên bánh trước, bánh sau, cả hai bánh xe hoặc ở bộ vi sai tùy vào mỗi dòng xe mà vị trí lắp đặt sẽ được thay đổi sao cho phù hợp. Đối với những xe máy có cảm biến gắn ở cả hai bánh, hệ thống ABS sẽ so sánh tín hiệu giữa hai bánh để phát hiện tình huống nguy hiểm.
Bộ điều khiển là một phần tử quyết định của hệ thống ABS. Nó nhận và phân tích thông tin từ cảm biến gửi về. Dựa trên thông tin này, bộ điều khiển xác định áp lực phanh cần thiết để kiểm soát từng bánh xe riêng lẻ. Nếu nhận thấy xe sắp gặp nguy hiểm, ECU sẽ lập tức ra lệnh để các bộ phận khác kích hoạt, kịp thời ngăn chặn tình huống xấu xảy ra. Ngoài ra, ECU còn có khả năng ghi nhớ và lưu trữ các thông số trước đó và chúng sẽ tự động kích hoạt phanh ABS đối với các trường hợp tương tự xảy ra.
Bơm thủy lực là một thành phần quan trọng của hệ thống ABS, có nhiệm vụ tạo ra áp lực thủy lực trong hệ thống. Áp lực này được sử dụng để truyền lực phanh đến các bánh xe và bơm thủy lực sẽ đảm bảo rằng hệ thống luôn có áp lực phanh đủ mạnh để duy trì kiểm soát và ngăn mất trượt.
Van điều chỉnh lực phanh nằm ở giữa bơm thủy lực và bánh xe giúp điều chỉnh lực phanh tại từng bánh xe dựa trên tín hiệu từ bộ điều khiển. Vì vậy khi cảm biến tốc độ phát hiện mất độ bám hoặc trượt, van điều chỉnh lực phanh mở và đóng để điều chỉnh lực phanh chúng giúp ngăn mất trượt và duy trì sự kiểm soát của người lái.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng xe được tích hợp các tính năng hiện phanh ABS đại để tăng mức độ an toàn khi di chuyển. Phanh ABS xe máy là một tính năng an toàn quan trọng, giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông, để có thể sử dụng hệ thống phanh ABS trên xe máy một cách hiệu quả bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau:
Hệ thống phanh ABS trên xe máy là một tính năng an toàn quan trọng được trang bị ở hầu hết các dòng xe máy cao cấp. Công nghệ này có thể giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông. Tuy nhiên, để sử dụng phanh ABS một cách hiệu quả và an toàn, người lái xe cần lưu ý và tìm hiểu kỹ. Hy vọng bài viết trên đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ ABS trên xe máy.