Danh sách hệ thống Chi nhánh chính hãng
Hotline tư vấn 1900636222

Hướng dẫn kiểm tra và vệ sinh bố thắng xe máy

Nội dung

Bố thắng xe máy là một bộ phần cần được chăm chút và bảo dưỡng định kỹ bởi vì chúng là yếu tố quan trọng đối với sự an toàn và kiểm soát khi bạn điều khiển phương tiện trên đường. Hãy cùng Long Thành Đạt tìm hiểu sâu hơn về bố thắng xe máy thông qua bài viết sau đây nhé! 

Bố thắng là gì? 

Bố thắng là một bộ phận quan trọng của hệ thống phanh, nằm giữa má phanh (bộ phận siết và làm giảm vòng tua bánh) và trống phanh. Bố thắng rất quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái xe máy. Vì vậy, chúng cần được bảo trì định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả tối ưu nhất. Trong trường hợp bố phanh không hoạt động đúng cách thì sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến các thành phần khác của xe như đĩa phanh, guốc phanh, bộ kẹp phanh khiến chúng bị hao mòn dần theo thời gian. 

Bố thắng được cấu tạo từ một tấm đệm bằng thép với một bề mặt phủ vật liệu ma sát. Vật liệu ma sát này  thường được làm từ các hợp kim hữu cơ hoặc vô cơ và chúng có khả năng chịu nhiệt và chống mài mòn cao.

Bố thắng là một bộ phận quan trọng của hệ thống phanh

Tác dụng của bố thắng 

Bố thắng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống phanh và chúng có tác động trực tiếp đến sự an toàn của người lái. Thông thường, một bộ bố thắng tốt sẽ giúp xe giảm tốc độ nhanh chóng và an toàn, tránh được tai nạn. Cụ thể một số tác dụng của bố thắng đó là:

  • Điều chỉnh tốc độ của xe khi đi trên đường.
  • Giúp xe dừng lại khi gặp chướng ngại vật.
  • Bố thắng có tác dụng tạo ra lực ma sát giữa má phanh và đĩa phanh (hoặc tang trống) để giảm tốc độ hoặc dừng xe.
  • Sử dụng bố thắng một cách hiệu quả có thể giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu bởi vì bạn có thể giảm tốc độ mà không cần sử dụng động cơ.
  • Duy trì khoảng cách an toàn giữa phương tiện của bạn và các phương tiện khác trên đường.

Bố thắng có tác dụng tạo ra lực ma sát giữa má phanh và đĩa phanh

Phanh xe máy hoạt động như thế nào?

Thực tế, cho dù phanh xe máy của bạn được kích hoạt theo cách nào thì chúng đều có chung một nguyên tắc hoạt động.  Một dây cáp hoặc một đòn bẩy tác động vào xi lanh chính, khiến piston tạo áp lực lên dầu phanh. Vì dầu phanh không thể nén được cho nên áp suất đó sẽ được được truyền qua đường phanh đến một piston khác trong kẹp phanh.Kế đến thì phần thước cặp sẽ tạo áp lực lên má phanh.

Mặc khác, lực ép của má phanh khiến chúng tiếp xúc với rôto được gắn vào bánh xe tạo ra ma sát  giữa rôto và các miếng đệm. Sau đó chúng sẽ bắt đầu chuyển đổi động năng của xe máy thành nhiệt, khiến xe chạy chậm lại. Vì bánh xe máy hoàn toàn mở với môi trường nên rôto và miếng đệm sẽ tản nhiệt này một cách hiệu quả.

Bố thắng bị hư hỏng sẽ gây ra tác hại gì? 

Duy trì và kiểm tra định kỳ bố thắng là công việc rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Nếu bạn phát hiện bất kỳ vấn đề nào về hệ thống phanh của phương tiện của mình, bạn nên đưa xe đến một cửa hàng sửa chữa uy tín để kiểm tra và sửa chữa ngay lập tức nếu không sẽ gây ra những vấn đề nguy hiểm như sau: 

  • Nếu bố thắng không hoạt động đúng cách hoặc mất khả năng phanh, người lái sẽ không thể kiểm soát phương tiện và dễ dàng gặp tai nạn khi lưu thông trên được, đặc biệt trong tình huống khẩn cấp bạn sẽ không thể xử lý kịp. 
  • Khi bố thắng hỏng xe sẽ mất khả năng dừng lại và phương tiện sẽ bị ảnh hưởng nhiều thậm chí là dẫn đến thời gian phản ứng kéo dài và khoảng cách dừng lại tăng lên, gây nguy cơ va chạm.
  • Người lái có thể gặp khó khăn trong việc giữ được sự ổn định và kiểm soát đường đi.
  • Tạo ra áp lực tâm lý cho người lái, khiến họ lo lắng và không còn tự tin trong việc lái xe.
  • Bố thắng bị hư không được sửa chữa kịp thời chúng có thể gây ra các hỏng hóc hoặc tổn thất nghiêm trọng hơn cho hệ thống phanh hoặc các bộ phận khác của xe. 

Bố thắng bị hư hỏng

Dấu hiệu nhận biết bố thắng bị hỏng 

Bố thắng bị hỏng có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho người lái vì vậy để đảm bảo vận hành an toàn bạn cần nắm được các dấu hiệu nhận biết bố thắng bị hỏng để có thể xử lý kịp thời.

  • Tiếng ồn phát ra từ hệ thống phanh như phanh gắt và kêu ken két, gầm gừ, hoặc tiếng kêu lách cách nhất là mỗi khi phanh
  • Bố phanh mỏng hơn 3 milimet
  • Âm thanh kim loại nghiến vào nha
  • Đèn cảnh báo
  • Khi bố thắng bị mòn, lực ma sát giữa má phanh và đĩa phanh sẽ giảm sút khiến xe khó dừng lại khi phanh, thậm chí có thể bị trượt bánh và té ngã .
  • Bố thắng bị mòn, nứt, vỡ và không còn khả năng phanh vì vậy rất dễ gây ra tai nạn.
  • Khi bạn đạp phanh, nếu bạn cảm thấy nút phanh mềm hoặc cứng hơn bình thường
  • Khi đạp phanh bạn sẽ cảm thấy nút phanh mềm hoặc cứng hơn bìn
  • Xuất hiện mùi khét hoặc màu sắc lạ trên bố thắng đó là dấu hiệu của sư rò rỉ dầu phanh hoặc chất lỏng phanh

Nếu bạn kiểm tra bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu bố thắng hư như trên thì bạn nên đưa xe đến một cửa hàng sửa chữa uy tín chất lượng để kiểm tra và sửa chữa nhanh chóng. Lưu ý bạn đừng chủ quan và bỏ qua bất kỳ vấn đề nào liên quan đến bố thắng vì bộ phận này đóng vai trò rất lớn trong việc quyết định sự an toàn của bạn khi lái xe.

Khi nào cần thay bố thắng? 

Việc thay bố thắng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ sử dụng, tình trạng hiện tại của hệ thống phanh, và loại hệ thống phanh mà bạn sử dụng. Thông thường, bố phanh sẽ hoạt động tốt trong quãng đường di chuyển dao động từ 48.000 đến 56.000 km. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên lái xe trong điều kiện thành phố đông đúc nơi có mật độ giao thông dày đặc thì bố phanh bị mòn nhanh hơn so với khi lái ở đường nông thôn hay đường cao tốc. 

Bạn nên luôn luôn tuân thủ lịch bảo dưỡng của nhà sản xuất và kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng hệ thống phanh của bạn hoạt động an toàn và hiệu quả.

Hướng dẫn cách kiểm tra bố thắng xe máy

Để đánh giá chính xác tình trạng hoạt động của bố thắng bạn có thể kiểm tra bằng các cách sau đây: 

  • Kiểm tra tốc độ khi đạp phanh: Khi bạn bóp phanh để giảm tốc độ, nếu bạn cảm thấy rằng xe không giảm tốc độ nhanh như ban đầu hoặc có sự trễ trong thao tác phanh, đó là một dấu hiệu rõ ràng của sự mòn trong hệ thống phanh cần bảo dưỡng và thay thế ngay. 
  • Lắng nghe âm thanh ken két khi đạp phanh: Nếu bạn nghe thấy những âm thanh ken két khi bạn đạp phanh, đó là một dấu hiệu khả nghi cho thấy bố thắng cần được kiểm tra ngay lập tức. Thường thì những âm thanh này có thể xuất phát từ các chi tiết bố thắng mòn hoặc không còn hoạt động hiệu quả.
  • Kiểm tra dấu chỉ độ mòn trên bố thắng đùm: Nếu bạn sử dụng hệ thống phanh đùm, bạn có thể kiểm tra mức độ mòn bằng cách so sánh dấu mũi tên trên tấm chỉ định trên má phanh với dấu tam giác trên bảng chỉ định trên đùm bánh xe. Nếu chúng không còn trùng nhau, đó là dấu hiệu má phanh và trống phanh đã bị mòn.
  • Kiểm tra độ dày của đĩa phanh đối với bố thắng đĩa: Đối với hệ thống phanh đĩa, bạn có thể kiểm tra độ dày của đĩa phanh. Trong tình huống độ dày của đĩa phanh chỉ còn 4 mm hoặc ít hơn thì đó là dấu hiệu của sự nguy hiểm. 

Các bước vệ sinh bố thắng 

Vệ sinh bố thắng là việc rất cần thiết trong quá trình bảo dưỡng định kỳ  xe máy. Nếu bạn muốn đảm bảo hệ thống phanh hoạt động an toàn và hiệu quả thì bạn nên tham khảo các bước vệ sinh bố thắng cơ bản trên xe máy:

  • Bước 1: Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo rằng bạn đã tắt động cơ của xe và bạn đang làm việc trên một bề mặt bằng phẳng và ổn định để đảm bảo an toàn khi vệ sinh. Bắt đầu quy trình vệ sinh bằng cách kiểm tra trạng thái của hệ thống phanh để xác định vấn đề và xem xét có cần phải thay thế hoặc sửa chữa trước khi tiến hành vệ sinh không. 
  • Bước 2: Làm sạch bề mặt phanh bằng bình xịt hoặc bình phun hơi. Bạn có thể sử dụng chất tẩy dầu hoặc dung dịch tẩy rửa phanh chuyên dụng để làm sạch một cách tốt hơn
  • Bước 3: Kiểm tra dây phanh và các bộ phận liên quan như pát phanh và cáp.Nếu cần, bạn có thể tiến hành điều chỉnh độ căng của cáp phanh để đảm bảo hiệu suất phanh tốt nhất.
  • Bước 4: Bôi trơn các điểm tiếp xúc bằng dầu hoặc chất bôi trơn phanh chuyên dụng để bôi trơn các điểm tiếp xúc giữa bố thắng và bề mặt phanh. Cách này giúp giảm ma sát và cải thiện hiệu suất phanh.
  • Bước 5: Sau khi vệ sinh và bảo dưỡng bố thắng, lắp lại mọi thứ theo đúng trình tự và cấu hình ban đầu để đảm bảo rằng nó hoạt động ổn định.
  • Bước 6: Kiểm tra mức dầu phanh và thêm dầu nếu cần.

Vệ sinh bố thắng theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Lưu ý nếu bạn không chắc chắn về cách vệ sinh bố thắng, bạn nên đưa xe đến Hế thống xe máy Long Thành Đạt để được đội ngũ nhân viên kỹ thuật hỗ trợ. 

Qua bài viết trên chúng tôi hy vọng cung cấp cho bạn những thông tin thật sự hữu ích về vấn đề bố thắng xe máy. Mong rằng bằng các kiến thức trên bạn sẽ biết cách chăm sóc xe máy đúng cách và nhận ra được tầm quan trọng của việc bảo dưỡng xe để mọi chuyến hành trình đều được an toàn và ý nghĩa. 

Nội dung
return to top
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
icon-call
Gọi ngay