Danh sách hệ thống Chi nhánh chính hãng
Hotline tư vấn 1900636222

So sánh hệ thống phanh xe phổ biến hiện nay

Nội dung

Phanh xe là một bộ phận cơ bản của xe máy ai cũng biết. Chúng có thể nói là bộ phận vô cùng quan trọng không thể thiếu trong sản xuất và vận hành xe. Thực tế hiện nay có 2 loại phanh phổ biến, đó là phanh tang trống và phanh đĩa, ngoài ra còn có thêm hệ thống phanh trợ lực, hỗ trợ khẩn cấp chống trượt bánh. Vậy sự khác nhau giữa chúng là gì? Cùng Long Thành Đạt so sánh hệ thống phanh xe phổ biến hiện nay qua bài viết dưới đây nhé! 

Phân biệt phanh tang trống và phanh tang đĩa 

Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về 2 loại phanh chính: phanh tang trống và phanh đĩa qua những phân tích dưới đây. 

Phanh tang trống

Phanh tang trống (hay có tên gọi khác là phanh đùm, phanh guốc) là loại phanh xe thường gặp ở dòng xe số hoặc các loại xe máy số đời cũ. Cấu tạo của chúng gồm 2 phần cơ bản là trống phanh và má phanh, ngoài ra còn có guốc phanh và các bộ phận truyền lực khác. 

Trống phanh có cấu tạo là hộp rỗng ốp bên ngoài, thường được làm bằng chất liệu gang, hình trụ và chịu được sự mài mòn, cũng như tản nhiệt tốt, gắn liền với trục bánh xe và quay theo bánh xe. Má phanh nằm bên trong, tiếp xúc trực tiếp với bề mặt trống phanh để tạo sự ma sát. Để má phanh và trống phanh có thể kết hợp được với nhau, hệ thống này còn có sự xuất hiện của nhiều chi tiết khác.

Phanh tang trống 

Về nguyên tắc vận hành, cơ bản phanh tang trống được lắp trực tiếp lên trục của xe máy với hai bố thắng hình vòng cung ghép lại với nhau. Khi bóp phanh, dây cáp sẽ tác động lên thanh để điều chỉnh phanh. Từ đó lực được truyền tới ống phanh và pít-tông, ép chặt má phanh và trống phanh và tạo ra lực ma sát. Lúc này, bánh xe sẽ dần giảm tốc độ quay và dừng hẳn. 

Ưu điểm

Đối với loại phanh cơ bản này cũng sẽ tồn tại ưu và nhược điểm riêng biệt. Trước hết về ưu điểm, nằm ở cấu tạo, bản thân phanh tang trống kín giúp nó ít bị tác động bởi môi trường bên ngoài như đất, cát, nước chui vào xe. Đồng thời, giá thành, chi phí sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng của phanh này cũng rẻ hơn so với các phanh đời mới hiện nay. 

Nhược điểm 

Về nhược điểm thì phanh tang trống có lực không quá lớn, nên sẽ chỉ phù hợp với xe có phân khối dưới 150cc, và đồng thời không hãm phanh kịp thời ngay tức thì nếu đang chạy ở tốc độ cao. Theo 1 số thợ chuyên về xe lâu năm thì phanh tang trống có nhược điểm nữa là khó vệ sinh và bảo dưỡng hơn so với loại phanh đĩa. 

Phanh tang trống khó vệ sinh hơn so với loại phanh đĩa

Phanh tang đĩa

Phanh tang đĩa có cấu tạo khác hơn so với phanh tang trống, bao gồm những bộ phận cơ bản như đĩa phanh, kẹp phanh, hai má phanh và pit-tông. Nó thường được dùng cho phanh trước của xe tay ga. Tất nhiên vẫn có 1 số dòng xe dùng phanh đĩa cho cả 2 bánh như Yamaha Exciter. Khi đạp vào bàn đạp phanh, áp suất dầu trong đường ống dầu và xi lanh của bánh xe tăng lên, rồi đẩy pit-tông, má phanh ép vào đĩa phanh. Lúc này, lực ma sát giữa má phanh, đĩa phanh và moay-ơ sẽ làm bánh xe giảm tốc độ và xe sẽ ngay lập tức dừng lại.

Phanh đĩa 

Ưu điểm

Ưu điểm của phanh tang đĩa đó là hiệu suất hay còn gọi là khả năng ăn phanh tốt hơn so với phanh tang trống do lực ma sát cao hơn. Từ đó an toàn hơn khi có sự cố bất ngờ xảy ra với người điều khiển xe. Thêm vào đó, khả năng vệ sinh, tháo ra vệ sinh để bảo dưỡng, thay dầu so với phanh tang trống. 

Nhược điểm 

Tuy nhiên, phanh đĩa lại có nhược điểm là giá thành cũng như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cao hơn so với loại phanh tang trống. Trong những tình huống bất ngờ cần phanh gấp, nếu tác động lực quá lớn sẽ khiến hệ thống phanh bị bó cứng và dễ làm cho xe bị trượt, lật nguy hiểm. Ngoài ra thì phanh đĩa dễ bị chịu tác động của yếu tố bên ngoài như bám dính đất cát, bụi bẩn,... 

do phần thiết kế đĩa phanh lộ ra ngoài. 

Phân biệt hệ thống phanh hỗ trợ ABS và CBS 

Ngoài 2 loại phanh chính cơ bản là phanh trang trống và phanh đĩa như trên, thì hiện nay 1 số dòng xe có trang bị thêm hệ thống phanh hỗ trợ là ABS và CBS. Nguyên lý hoạt động của chúng là gì và khác nhau như thế nào? 

Phanh ABS

Phanh ABS được thiết kế để giúp xe không bị trượt bánh khi phanh gấp hoặc khi di chuyển trên những cung đường dễ bị trơn trượt. Hệ thống này hoạt động theo nguyên lý: Khi bạn phanh gấp, hệ thống phanh sẽ bóp - nhả liên tục, giúp bánh xe không bị trượt ngã khi người lái bóp phanh đột ngột. 

Phanh ABS thường dùng cho bánh trước 

Hiện nay, hệ thống phanh ABS được lắp trên bánh trước có phanh đĩa của xe có lực phanh lớn như Yamaha Grande phiên bản Đặc biệt, Honda Winner X,... Còn với những dòng xe cao cấp hơn như Piaggio Medley 2022, Honda SH 150i sẽ được trang bị phanh ABS cho cả bánh trước và bánh sau để đảm bảo an toàn tối đa cho người cầm lái. 

Ưu điểm

Ưu điểm thì chắc chắn nằm ở sự an toàn, chính xác khi bạn cần bóp phanh đột ngột khi sự cố xảy ra. Hệ thống hỗ trợ phanh ABS kết hợp với phanh đĩa sẽ giúp bạn an tâm hơn khi di chuyển, nhất là khi di chuyển ở tốc độ cao hoặc trong điều kiện đường nhiều chướng ngại vật, trơn ướt. 

Nhược điểm 

Nhược điểm thì có lẽ nằm ở giá thành hơi cao hơn do được trang bị những tính năng hiện đại, đòi hỏi chi phí cao để chế tạo. Và do mới xuất hiện nên trên thị trường xe Việt Nam hiện nay khá khó để tìm phụ tùng thay thế, phải tới hãng để sửa chữa. 

Phanh CBS 

Phanh CBS là phanh hỗ trợ phần lớn cho các mẫu xe tay ga hiện nay. Cấu tạo khá đơn giản, gồm hệ thống dây phanh và bộ điều chỉnh áp lực phanh. Khi gặp tình huống bất ngờ và bóp phanh, lực phanh sẽ được bộ điều chỉnh áp lực phanh phân phối đều xuống cả hai cụm phanh trước và sau. Nhờ vậy, thao tác phanh trở nên hiệu quả, giảm quãng đường phanh, và đồng thời an toàn hơn. 

Ưu điểm

Đối với phanh CBS, ưu điểm rõ nhất chính là nằm ở khả năng phân phối lực phanh đều, giúp tối ưu quãng đường phanh. Và phanh CBS với kết cấu đơn giản nên giá thành thấp hơn phanh ABS. Vì vậy, nó được các hãng trang bị khá phổ biến trên nhiều mẫu xe.

Nhược điểm

Còn về nhược điểm, trong 1 số tình huống vẫn hay xảy ra tình trạng bó cứng đĩa phanh khi phanh gấp do cấu tạo không khác nhiều với hệ thống phanh thông thường. Vì vậy kém an toàn hơn với phanh ABS. 

Những lưu ý khi sử dụng phanh xe máy 

Khi sử dụng phanh xe máy, các bạn cũng cần chú ý 1 vài điểm để phanh luôn hoạt động tốt và hiệu quả:

  • Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh phanh định kỳ để đảm bảo xe vận hành trơn tru và an toàn
  • Khi xe phát hiện xe không giảm tốc độ, hoặc lực tác động vào cần phanh không tỷ lệ thuận với tốc độ giảm của xe khi bóp phanh, hãy ngay lập tức mang xe đến tiệm sửa xe hoặc các trung tâm bảo dưỡng để được xử lý kịp thời 
  • Kiểm tra hệ thống phanh trước khi lái xe: độ mòn lá bố, hao hụt dầu phanh… 

Như vậy với những chia sẻ vừa rồi về so sánh hệ thống phanh xe phổ biến hiện nay của Long Thành Đạt, hy vọng các bạn đã có được cho mình những kiến thức bổ ích về phanh xe, cũng như cách sử dụng sao cho an toàn, hiệu quả nhất. Và đừng quên theo dõi các bài viết sắp tới của chúng tôi để được cập nhật những thông tin mới thú vị về các dòng xe máy mới nhất hiện nay nhé!

Nội dung
return to top
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
icon-call
Gọi ngay